Câu 91: Thanh lý hợp đồng là do các hành vi của:
A. Của các chủ thể hợp đồng kinh tế.
B. Là hành vi của cơ quan quản lý chủ thể hợp đồng
C. Là công việc của cơ quan tài phán
D. Hành vi đơn phương của một chủ thể hợp đồng
Câu 92: Các căn cứ phát sinh trách nhiệm tài sản:
A. Có hành vi có lỗi vi phạm những cam kết hợp đồng
B. Làm cho các bên đối tác bị thiệt hại
C. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại kinh tế
D. Tất cả đều đúng.
Câu 93: Cơ sở xác định bồi thường trong quan hệ hợp đồng là:
A. Bên vi phạm không nhất thiết phải chứng minh lỗi của bên vi phạm
B. Bên vi phạm không nhất thiết xác định thiệt hại thực tế
C. Thiệt hại không thể tính toán được bằng số liệu
D. Thiệt hại phải tính toán được bằng số liệu kể cả phi vật chất với vật chất.
Câu 94:Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại là mối quan hệ:
A. Biện chứng
B. Nội tại
C. Tất yếu
D. Tất cả đều đúng
Câu 95: Trong quan hệ hợp đồng, lỗi để áp dụng tài sản là:
A. Do các nguyên nhân khách quan
B. Do bên thứ ba tác động vào
C. Có lỗi bên A mà nguyên nhân do bên B trực tiếp dẫn đến vi phạm bên A
D. Suy đoán không liên quan đến các nguyên nhân trên.
Câu 96: Mức bồi thường có thể áp dụng:
A. Thiệt hại bao nhiêu, bồi thường bấy nhiêu
B. Giá trị mất mát hư hỏng
C. Lãi suất ngân hàng, chi phí hạn chế thiệt hại
D. Tất cả đều đúng.
Câu 97: Sự xuất hiện các tranh chấp kinh tế là:
A. Vấn đề tất yếu của nên kinh tế thị trường kinh tế đa thành phần.
B. Là tranh chấp hợp đồng kinh tế
C. Là tranh chấp xuất phát từ quan hệ nhân sự
D. Do sự chồng chéo trong quản lý của cơ quan chứa năng
Câu 98: Khi có tranh chấp có thể yêu cầu:
A. Trọng tài kinh tế nhà nước
B. Thanh tra Chính phủ
C. Cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp
D. Tất cả đều sai
Câu 99: Tòa kinh tế là:
A. Tòa án độc lập, không nằm trong hệ thống tòa án nhân dân
B. Nằm trong hệ thống tòa án nhân dân.
C. Nằm trong tòa dân sự
D. Cả dân sự và hành chính
Câu 100: Chức năng của tòa kinh tế:
A. Giải quyết các tranh chấp kinh tế
B. Giải quyết các vụ tuyên bố phá sản
C. Giải quyết các quan hệ khác được tòa án nhân dân phân công
D. Tất cả đều đúng.
Câu 101: Tòa kinh tế chỉ được tổ chức:
A. Tại tòa án nhân dân tối cao
B. Tòa án nhân ân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW
C. Tòa án nhân dân hai cấp trên.
D. Tòa án quận, huyện
Câu 102: Chức năng của tòa án kinh tế:
A. Xét xử các vụ án kinh tế, phá sản
B. Xét xử các vụ tranh chấp hợp đồng dân sự
C. Xét xử các vụ tranh chấp thương mại
D. Xét xử tất cả các quan hệ kinh tế, dân sự, hành chính, thương mại
Câu 103: Tòa án nhân dân cấp huyện:
A. Không được xét xử các vụ án kinh tế
B. Không có chức năng xử tranh chấp kinh tế
C. Có chức năng nhưng tranh chấp dưới 50 triệu do tòa cấp trên phân cấp.
D. Tất cả đều không đúng
Câu 104: Tố tụng kinh tế được hiều là:
A. Chế định pháp lý quan trọng của luật kinh tế
B. Là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tố tụng trong tranh chấp kinh tế
C. Là quá trình cơ quan tố tụng giải quyết các vụ án kinh tế theo thủ tục tố tụng
D. Tất cả đều đúng.
Câu 105: Nguyên tắc giải quyết vụ án kinh tế là:
A. Nguyên tắc tự định đoạt
B. Nguyên tắc đương sự
C. Nguyên tắc hòa giải
D. Tất cả đều đúng.
Câu 106: Khi có tranh chấp, đương sự có thể:
A. Khởi kiện đến bất kỳ tòa án nào trong hệ thống tòa án nhân dân
B. Có thể vượt cáp
C. Khởi kiện tại tòa án nơi xảy ra tranh chấp, nơi đặt trụ sở giao dịch.
D. Khởi kiện tại tòa án không thuộc phạm vi lãnh thổ xảy ra tranh chấp
Câu 107: Đương sự của vụ án tòa kinh tế là:
A. Pháp nhân
B. Thế nhân có điều kiện (nghệ nhân, nhà khoa học…)
C. Cá nhân có đăng ký kinh doanh
D. Tất cả đều đúng.
Câu 108: Tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài thì:
A. Áp dụng luật của thế nhân, pháp nhân nước ngoài mang quốc tịch
B. Áp dụng luật quốc tế
C. Áp dụng luật Việt Nam.
D. Áp dụng luật khu vực
Câu 109: Đương sự có thể chọn tòa án trong các trường hợp sau:
A. Không biết rõ trụ sở của đối tác
B. Địa phương có tài sản, bất động sản tranh chấp
C. Nơi cư ngụ cuối cùng của đối tác
D. Tất cả đều đúng.
Câu 110: Tòa án vẫn có quyền thụ lý vụ án khi:
A. Người khởi kiện không có quyền khởi kiện
B. Sự việc đã có quyết định có hiệu lực pháp lý
C. Sự việc không xảy ra trên lãnh thổ có tòa án thụ lý
D. Tất cả đều sai.
Câu 111: Khi cần thiết, tòa án có quyền:
A. Đưa vụ án xét xử không cần thông qua hòa giải
B. Đưa vụ án xét xử các đương sự đạt được thỏa thuận thông qua hòa giải
C. Đình chỉ vụ án khi các đương sự không đạt được thỏa thuận thông qua hòa giải
D. Tất cả đều sai.
Câu 112: Thành phàn hội đồng xét xử gồm:
A. Một thẩm phán, một hội thẩm nhân dân
B. Hai thẩm phán, một hội thẩm nhân dân.
C. 3 thành phần: thẩm phán, hội thẩm nhân dân và công tố viên viện kiểm sát cung cấp
D. Một thẩm phán
Câu 113: Các bước của tranh tụng kinh tế phải tuân theo các thủ tục:
A. Bắt đầu phiên tòa
B. Xét hỏi và tranh tụng
C. Nghị án và tuyên án
D. Tất cả đều đúng.
Câu 114: Thành phần xét xử hội đồng phúc thẩm bao gồm:
A. 1 thẩm phán
B. 2 thẩm phán
C. 3 thẩm phán.
D. Thẩm phán
Câu 115: Vụ án kinh tế có thể được xét xử:
A. Cấp sơ, phúc thẩm
B. Giám đốc thẩm
C. Tái thẩm
D. Tất cả đều đúng.
Câu 116: Những người sau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
A. Phó chánh án, phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao
B. Chánh án, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tỉnh
C. Chánh án, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao.
D. Ủy ban thường vụ Quốc hội
Câu 117: Tái thẩm vụ án kinh tế trong các trường hợp:
A. Phát hiện tình tiết quan trọng của vụ án
B. Giám định, phiên dịch kết luận và dịch sai sự thật
C. Người tiến hành tố tụng cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án
D. Tất cả đều đúng.
Câu 118: Hội đồng xét xử tái thẩm không có quyền:
A. Giữ nguyên bản án, Quyết định có hiệu lực
B. Hủy để xét xử sơ thẩm lại
C. Đình chỉ giải quyết vụ án
D. Sửa bản án, quyết định của hội đồng xét xử giám đốc thẩm.
Câu 119: Trong quá trình xét xử vụ án kinh tế, Hội đồng xét xử có quyền:
A. Chuyển sang Tòa hình sự khi có dấu hiệu hình sự
B. Phải ra quyết định bản án, đình chỉ.
C. Chuyển sang tòa án dân sự
D. Chuyển cơ quan công an
Câu 120: Trong vụ án kinh tế, nghĩa vụ chứng minh, cung cấp chứng cứ thuộc:
A. Đương sự
B. Thư ký tòa
C. Thẩm phán
D. Tất cả đều đúng
Câu 121: Trong vụ án kinh tế, nghĩa vụ điều tra, xác minh quyết định sự thành công hay thất bại vụ án thuộc:
A. Thẩm phán
B. Thư ký tòa
C. Đương sự.
D. Tất cả đều đúng
Câu 122: Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là:
A. Những quan hệ kinh tế do Luật kinh tế tác động vào
B. Các nhóm quan hệ về quản lý nhà nước kinh tế
C. Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình kinh doanh của các chủ thể
D. Tất cả đều đúng.
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !